Dịch vụ đánh bóng sàn bê tông uy tín tại Hà Nội

Đánh bóng sàn bê tông là một lựa chọn phổ biến  cho tất cả các công trình, tòa nhà cao ốc ,so với các vật liệu phủ sàn khác vì ba lợi ích đáng chú ý: tổng chi phí thấp, bảo dưỡng thấp hơn, và thẩm mỹ cao hơn. Độ bền và hiệu suất cao của đánh bóng sàn bê tông đã làm cho nó là một sự lựa chọn hàng đầu cho các cửa hàng đại lý bán lẻ, nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm để xe, trung tâm thương mại, văn phòng làm việc….

Điều kiện mặt sàn cần thi công đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng:

Sàn bê tông đã đủ cường độ từ 80% trở lên

Bề mặt đã xoa nền phẳng, mac bê tông từ 250 trở lên

Máy móc thi công chính: máy mài lớn, máy đánh bóng tốc độ cao, máy hút bụi, máy chà hút liên hợp
ve-sinh-cong-nghiep-ha-noi


QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG SÀN BÊ TÔNG NHÀ XƯỞNG

Bước 1: Thi công xử lý bề mặt bằng lưỡi mài chuyên dụng

Cần được làm sạch sơ bộ bùn đất, vữa thừa, cát bụi rồi mới tiến hành cho bước mài đá thép

Sử dụng máy mài bê tông có gắn lưỡi để xóa bỏ các điểm bê tông xốp, các vết lõm lỗi trên bề mặt sàn (phương pháp mài khô hoặc mài nước)

Khi quá trình thi công cho mỗi một số đá kết thúc cần sử dụng gạt nước gạt bụi lại thành khu, dùng máy hút bụi hút sạch và tiếp tục cho lượt số đá khác

Với góc, chân tường: sử dụng máy mài cầm tay  mài  lần lượt theo từng số đá, vị trí nào lồi lõm, gờ, xước cần phải được xử lý triệt để từ số đá nhỏ nhất

Đi nhiều lượt và đều để đảm bảo sàn được xử lý đều

Hạn chế bụi:  mài  nước hoàn toàn hoặc mài ẩm, sử dụng máy hút bụi và máy chà hút vệ sinh sạch bụi mài sau mỗi lượt mài

Bước 2: Thi công mài xử lý bề mặt bê tông bằng đá nhựa chuyên dụng

Sau khi bề mặt đã được tiến hành xử lý bằng lưỡi thép thì tiến hành bước tiếp theo là mài xử lý vết xước và tạo mịn cho sàn bằng lưỡi resin nhựa (các khâu này tương tự như các khâu ở bước 1)

Bước 3: Trám vá lỗ vỡ và vết nứt

Quá trình trám vá được thực hiện sau khi quá trình mài hoàn thành

Đối với nứt nhỏ: sử dụng chổi thép quét sạch bụi trong vết nứt, vệ sinh sạch bụi. Sử dụng microfix trộn với cement tỉ lệ thích hợp trám đáy các khe nứt, có thể trộn thêm bột mài vào hỗn hợp để tăng khả năng đều màu

Đối với vết nứt lớn và ổn định: phải làm sạch bụi và cắt rộng ra nếu bê tông ở vết nứt bị yếu, yêu cầu nhà thầu cắt hoặc đục ngăn chặn khe nứt phát triển

Đối với lỗ nhỏ: khoét sâu, vệ sinh sạch sẽ lỗ, sử dụng vật tư trám trét chuyên dụng, chờ khô sau đó mài lại, có thể hi công 2-3 lần để tránh hiện tượng co ngót

Đối với lỗ lớn: nếu quá nông thì cần thiết phải đục sâu bởi vì nếu quá nông thì khả năng bám dính vật liệu trám không cao. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt lỗ, phủ một lớp lót nếu cần thiết cho vật tư

Bước 4: Thi công phủ tăng cứng

Sử dụng máy chà sàn liên hợp làm sạch các bùn đất bám trên bề mặt sàn, với những vị trí góc chân tường cầm dùng giẻ lau + nước để làm sạch, trước khi quá trình lau chất đông cứng bề mặt phải được sạch không có vết bẩn
Thi công phủ chất tăng cứng: sử dụng tấm lau + cây lau + bình xịt, phun đều chất tăng cứng lên bề mặt bê tông và dùng tấm lau lau lại

Bước 5: Thi công mài bóng cho bề mặt bê tông bằng đá resin chuyên dụng

Vệ sinh bề mặt sạch sẽ trước khi tiến hành mài bóng

Lần lượt mài bóng bề mặt sàn bằng các lưỡi resin chuyên dụng để máy chạy ở tốc độ cao và đi nhanh nhiều lượt để sàn bóng đều

Vệ sinh sạch sau mỗi lượt mài

Bước 6: Gia nhiệt

Sử dụng máy đánh bóng tốc độ cao làm bóng mặt sàn. Chạy đều máy qua bề mặt sàn từ 1-2 lượt

Hạn chế bụi: mài nước hoàn toàn hoặc mài ẩm, sử dụng máy hút bụi và máy chà hút vệ sinh sạch bụi mài sau mỗi lượt mài

Bước 7: Bàn giao công trình đánh bóng sàn bê tông và đưa vào sử dụng

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn trước khi tiến hành bàn giao

>> Xem thêm Dịch vụ đánh bóng sàn bê tông

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình vệ sinh công sau xây dựng

Những ưu điểm của việc mài sàn bê tông